"Your core values are the deeply held beliefs that authentically describes your soul" - John C. Maxwell.
Mình đã nghe về “giá trị cốt lõi” (còn gọi là core value) rất rất nhiều, nhưng hiểu tường tận và tìm ra được giá trị cốt lõi của bản thân thì mình đã mất rất nhiều năm. Mình biết đến khái niệm giá trị cốt lõi sau khi ra trường một năm – khi tham gia cuộc thi tuyển Management Trainee của Nestle Vietnam, tức là đến nay đã được nửa thập kỷ – lâu vậy đấy, nhưng hồi đó thú thật mình đã không thực sự hiểu mình đủ rõ để tìm ra đúng giá trị thực sự.
Hồi đó, mình đã không hiểu rằng đây là một bài tập để cho chính mình tự dành thời gian suy nghĩ và khám phá về bản thân. Chính vì không hiểu rõ mục đích và phương pháp, nên mãi 5 năm sau khi biết đến giá trị đó, mình mới thực sự thấu hiểu và khám phá ra.
Trước khi nói về cách tìm giá trị cốt lõi của bản thân, mình có vài gạch đầu dòng quan trọng dành cho bạn nếu muốn tìm hiểu về giá trị cốt lõi của bản thân.
Tại sao ta cần xác định giá trị cốt lõi của bản thân?
Xác định được giá trị cốt lõi chính là một phần của việc xác định được bản thân mình là ai.
Đồng thời, nhận biết được giá trị cốt lõi sẽ giúp chúng ta sống chân thật hơn với chính bản thân mình. Bởi khi đứng giữa các lựa chọn của cuộc sống, khi biết rõ được giá trị cốt lõi của mình bạn sẽ chọn đúng và sống hạnh phúc với lựa chọn đó; ngược lại, khi chọn 1 lựa chọn đi ngược lại với bản thân mình bạn sẽ có cảm giác “phản bội chính mình” và trăn trở mỗi ngày với câu hỏi “Mình có đang làm đúng không? Mình có đang hạnh phúc không”
Hiểu được giá trị cốt lõi của bản thân còn giúp ta hiểu được bản thân mình rất nhiều. Mình đã hiểu được lý do tại sao trong quá khứ, mình lại có những lần ra quyết định kỳ lạ như vậy, hóa ra trong vô thức, giá trị cốt lõi của mình đã dẫn lối cho mình lựa chọn như vậy. Và khi thấu hiểu bản thân, ta mới càng chấp nhận, yêu thương bản thân và phát triển thành một phiên bản tốt hơn mỗi ngày được.
Ví dụ để bạn rõ hơn, bật mí, giá trị cốt lõi của mình là “gia đình” Hồi đó, sau khi nghỉ thai sản quay lại công ty, sếp mình cố tình sắp xếp mình vào một vị trí “stretching” hơn để mình có cơ hội bộc lộ bản thân và thăng tiến trong tương lai, nhưng mình đã lựa chọn chia sẻ với sếp mình chỉ muốn làm một công việc ổn định để có thời gian chăm sóc cho em bé của mình. Mình có thể đã đánh mất cơ hội trong sự nghiệp nhưng mình đã luôn vui vì đã lựa chọn như vậy. Giả sử, nếu giá trị cốt lõi của mình là “thành công” vào thời điểm đó, hẳn mình đã lựa chọn khác đi hoặc mình sẽ mãi buồn vì đã ra quyết định như vậy.
Bạn thấy không, giá trị cốt lõi chính là ngọn đèn soi cho mình ở những lựa chọn, ngã rẽ cuộc đời; cũng chính là ngọn đèn soi chiếu cho chúng ta biết được điểm đến cuộc đời mình mong muốn là gì, từ đó trên từng đoạn đường đi sẽ không bị lạc lối.
Làm sao để xác định giá trị cốt lõi của bản thân?
Ngoài ra, thêm một chút trải nghiệm thực tế của riêng bản thân mình, mình xin đưa ra 5 bước như sau:
Bước 1: Reflection (Phản tư)
Với mình, đây là một bước CỰC KỲ QUAN TRỌNG để có thể tìm chính xác giá trị cốt lõi. Đây là bước để giúp bạn thấu hiểu bản thân mình, là tiền đề cho các bước tiếp theo. Nếu không làm tốt bước này, có thể các giá trị bạn lựa chọn không phản ánh đúng con người bạn.
Nếu bạn chưa từng thực hiện self-reflection (phản tư) thì bạn có thể bắt đầu với những câu tự vấn sau đây:
Đâu là điều quan trọng nhất với bạn trong cuộc sống? (Gia đình, sự thành công, sự bình an trong tâm hồn….? Bất cứ điều gì, miễn là bạn trung thực với chính bản thân mình)
Đâu là điều mang lại niềm vui, động lực cho cuộc sống của bạn?
Đâu là điều khiến bạn đau khổ và buồn?
Đâu là điều khiến bạn tự hào nhất?
Đâu là điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn nhất?
Bước 2: Nhìn bảng giá trị và chọn những giá trị “chạm nhất” với mình
Ở phần này, mình xem bảng giá trị cốt lõi và lựa ra những cái chạm với mình nhất sau quá trình phản tư.
Bảng giá trị cốt lõi này bạn có thể dễ dàng search trên Google, ở đây mình xin copy lại để bạn không tốn thời gian search rồi quay lại nhé.
Bước 3: Lọc lại top 10, top 5 và top 3 giá trị cuối cùng
Nếu có những giá trị bạn đã chọn tương đồng với nhau, bạn có thể nhóm lại thành 1 nhóm giá trị.
Sau đó bắt đầu filter lại top 10 (vì kình nghiệm của mình ban đầu mình sẽ chọn được rất nhiều giá trị khiến mình chạm, tới hàng chục), nên chúng ta sẽ bắt đầu lọc lại còn 10 trước.
Sau đó, lọc lại top 5 và top 3.
Bước 4: Sắp xếp thứ tự ưu tiên
Trong top 3 giá trị cốt lõi bạn đã chọn, bạn sẽ phải sắp thứ tự ưu tiên quan trọng nhất, nhì, ba.
Điều này cũng quan trọng không kém bước phản tư, vì chắc chắn trên trên đường đời, sẽ có những lúc bạn phải lựa chọn giữa những điều quan trọng trong cuộc sống. Lúc đó, giá trị của việc sắp xếp thứ tự ưu tiên sẽ được phát huy. Khi bạn biết điều gì quan trọng hơn trong cuộc sống của mình, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn và cảm thấy đúng đắn với sự lựa chọn đó.
Khi phải đối mặt với trường hợp khó khăn đó, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy “feel not good but feel right”, nhưng sẽ ổn thôi bạn ơi. “Feel good” thì có thể sai, nhưng “feel right” thì luôn đúng.
Bước 5: Review lại xem các giá trị cốt lõi của mình
Bước này bạn sẽ xem lại các giá trị mình đã chọn có mâu thuẫn với nhau không? Giả sử nếu bạn chọn giá trị cốt lõi của mình là “phát triển” và “an toàn”, nhưng việc phát triển bản thân đôi khi gắn liền với việc bứt phá, vượt ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Và khi trường hợp đó xảy ra, 2 giá trị của bạn mâu thuẫn mạnh mẽ sẽ khiến bản cảm thấy ray rứt, không hạnh phúc và an yên trong sự lựa chọn của mình.
Hoàn toàn khác với thứ tự ưu tiên bên trên, thứ tự ưu tiên của những điều không mâu thuẫn với nhau sẽ giúp bạn ra quyết định dễ dàng hơn. Nhưng với những giá trị mâu thuẫn nhau, dù sắp xếp thứ tự ưu tiên nhưng cốt lõi nó vẫn mâu thuẫn thì bạn nên bắt đầu lại từ bước 1 – tự soi chiếu bản thân. Dù việc này sẽ mất nhiều thời gian, nhưng nếu bạn muốn đón cây hãy dành thời gian mài rìu trước đã
Sau đó, quan sát bản thân trong 1 tuần – 1 tháng các giá trị này, xem chúng có thúc đẩy, tạo động lực, tác động tích cực đến cuộc sống của bạn hay không?
Lời kết
Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ tìm được giá trị cốt lõi của bản thân mình. Nếu còn gì thắc mắc, đừng ngại ngần nhắn tin cho Uyên.
Hoặc nếu bạn tìm được giá trị cốt lỗi của mình rồi, Uyên thật tâm chúc mừng bạn nhé! Hãy tỏa sáng cùng với ngọn đèn giá trị cốt lõi bên trong chính mình nào!
Thương yêu,
YÊN SPACE
TRẢI NGHIỆM COACHING CHUẨN ICF LEVEL 2 CÙNG YÊN COACHING SPACE:
Cám ơn bạn đã theo dõi blog của Yên Coaching Space.
Nếu muốn kết nối nhiều hơn với mình, bạn có thể theo dõi các kênh khác của Yên Space tại:
Facebook | Youtube | Email | Đồng hành 1:1
Nếu bạn yêu thích bản tin và thấy nội dung hữu ích. Hãy chia sẻ tới nhiều người hơn nữa nhé!
Comments