So sánh là kẻ đánh cắp niềm vui
- hotroyenspace
- 18 thg 3
- 5 phút đọc
Đã cập nhật: 19 thg 3
"So sánh là kẻ đánh cắp niềm vui" - Wisdom Made Easy
Gửi đến những người làm cha mẹ thân yêu,
Bạn có nghe thấy những câu sau đây có phần quen thuộc với chính bản thân mình không?
"Con nhà người ta học giỏi thế, sao con không được như vậy?"
"Em họ Jenny mới 3 tuổi đã biết đọc rồi đấy!"
"Nhìn con nhà hàng xóm ngoan ngoãn, lễ phép... ba mẹ chỉ biết ước"
”Con không thấy bạn B nó lễ phép với người lớn à?"
"Con nhìn bạn A mà xem, bạn ấy tự làm được ABC kìa! Con cũng làm được mà!”
"Bằng tuổi con, ngày xưa bố/mẹ/ông/bà đã làm được cái này rồi!"
“Giỏi lắm! Con về đích trước bạn Y rồi nè!”
“Cố lên, cứ thế này con sẽ thắng được bạn A đó!”
Dù bạn là người tiếp thu những câu nói đó hay là người truyền tải những câu nói đó, thì điều cần làm ngay bây giờ là HÃY NGỪNG LẠI!

Dẫu biết rằng mục đích của cha mẹ có thể xuất phát
- Từ thiện ý như: cổ vũ trẻ cố lên, mong trẻ sẽ làm một hành động nào đó tốt, lo lắng cho tương lai của con,...
- Hay xuất phát từ tình thương
- Hoặc từ áp lực kỳ vọng xã hội, rằng nếu dạy con không tốt thì mình chính là người cha mẹ chưa đủ tốt, và vô tình mang cho con áp lực đó…
- Tương tự rằng, sợ bị phán xét chính mình thông qua cách mình làm cha mẹ…
Nhưng, dù những câu nói này dù có mục đích tốt hay xuất phát từ nỗi sợ bên trong, dù là nói có thể trong vô thức - bản năng nói ra mà không suy nghĩ kỹ, vẫn sẽ có tác hại sâu sắc đục khoét tâm hồn của trẻ thơ.
Những câu nói tưởng chừng vô hại này đang âm thầm gây tổn thương con trẻ và phá hoại mối quan hệ cha mẹ - con cái. Theo nghiên cứu được công bố trên Journal of Child Psychology and Psychiatry (2019) của nhóm tác giả Hart & Risley, việc so sánh trẻ với người khác có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng về tâm lý.
Tác hại của việc so sánh
Tiến sĩ Carol Dweck, tác giả cuốn "Mindset: The New Psychology of Success" (2006), chỉ ra rằng trẻ thường xuyên bị so sánh có nguy cơ phát triển tư duy cố định (fixed mindset). Trẻ sẽ tin rằng năng lực của mình là bất biến và không thể cải thiện, dẫn đến
Mất tự tin và tự trọng
Phát triển các triệu chứng lo âu, trầm cảm
Né tránh thử thách, sợ thất bại
Khó phát triển các mối quan hệ lành mạnh
Nghiên cứu của Dr. Brené Brown trong "The Gifts of Imperfection" (2010) còn chỉ ra rằng so sánh là một trong những yếu tố chính gây ra cảm giác xấu hổ ở trẻ em, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển cảm xúc của trẻ.
Nguồn gốc của thói quen so sánh
Theo Tiến sĩ Shefali Tsabary, tác giả "The Conscious Parent" (2014), nhiều bậc cha mẹ so sánh con vì
Áp lực xã hội và kỳ vọng văn hóa
Lo lắng về tương lai của con
Mong muốn con "hoàn hảo" để đáp ứng nhu cầu cảm xúc của chính mình
Thiếu hiểu biết về tác hại của việc so sánh
Giải pháp thay thế
Tiến sĩ Daniel Siegel và Tina Payne Bryson trong "The Whole-Brain Child" (2011) đề xuất phương pháp "kết nối trước khi chỉnh sửa"
Tập trung vào tiến bộ của chính con
Ghi nhận và khen ngợi nỗ lực
Đánh giá sự tiến bộ so với chính bản thân con trước đây
Xây dựng tư duy phát triển
Khuyến khích con đặt mục tiêu cá nhân
Dạy con rằng thất bại là cơ hội học hỏi
Tôn trọng tính cá nhân
Hiểu và chấp nhận điểm mạnh, điểm yếu của con
Tạo môi trường an toàn để con phát triển theo nhịp độ riêng
Lời khuyên thực tế
Dựa trên công trình nghiên cứu của Dr. John Gottman ("Raising An Emotionally Intelligent Child", 1997)
Thay vì so sánh, hãy hỏi: "Con cảm thấy thế nào về điều này?"
Tập trung vào quá trình học hỏi thay vì kết quả
Giúp con nhận ra và phát triển tài năng độc đáo của mình
Xây dựng lòng tự trọng dựa trên giá trị nội tại, không phải thành tích
Nhà tâm lý học Alfie Kohn trong "Unconditional Parenting" (2005) nhấn mạnh: mỗi đứa trẻ là một cá thể độc nhất, với tiềm năng và nhịp độ phát triển riêng. Việc so sánh không chỉ là không công bằng mà còn phản tác dụng trong việc nuôi dạy con.
Kết luận
Hãy nhớ rằng, mỗi đứa trẻ là một viên kim cương độc đáo, cần được mài giũa theo cách riêng để tỏa sáng. Thay vì so sánh con với người khác, hãy tập trung vào việc nuôi dưỡng sự tự tin và phát triển tiềm năng độc đáo của con. Bởi như Dr. Wayne Dyer đã viết trong "What Do You Really Want for Your Children" (2001): "Khi chúng ta ngừng so sánh, chúng ta bắt đầu thấy vẻ đẹp thực sự trong mỗi đứa trẻ."

Mỗi ngày, cha mẹ hoặc người chăm sóc nuôi dạy trẻ, dù bận đến mất hãy dành 5 phút tĩnh lặng nội tâm, “tua lại” ngày hôm đó của mình như một cuốn phim mà mình chính là “chiếc máy quay phim” một cách khách quan.
Hãy xem lại chỗ nào mình cần điều chỉnh để lành mạnh hơn?
Mình có vô tình hay cố ý so sánh con với bất cứ ai hay không?
Lần sau trong tình huống đó thì mình sẽ thay thế bằng cách nói nào khác?
Đừng quên rằng, trẻ con xứng đáng được yêu thương vì con là chính con, không phải vì con hơn ai cả.
Thương mến,
Nguyễn Bảo Uyên
CoachVille Professional Certified CoachYên Coaching Space
Cám ơn bạn đã theo dõi bản tin “Mẹ An Con Khoẻ”. Mình là Nguyễn Bảo Uyên - CoachVille Professional Certified Coach - người đồng hành cùng bạn trên hành trình làm mẹ an yên, cho con vui khoẻ.
Nếu muốn kết nối nhiều hơn với mình, bạn có thể theo dõi mình tại:
Cảm ơn bạn vì đã bên cạnh, đón đọc và ủng hộ bản tin. Các chia sẻ, góp ý từ bạn luôn được đón nhận để giúp bản tin có giá trị hữu ích và thiết thực hơn.
Nếu bạn yêu thích bản tin và thấy nội dung hữu ích. Hãy chia sẻ tới nhiều người hơn nữa nhé!
Comments