Năng lực 1: Thể hiện sự thực hành đạo đức
Sự thành thạo với Bộ quy tắc Đạo đức của ICF và việc áp dụng Bộ quy tắc này là bắt buộc đối với mọi cấp độ khai vấn/huấn luyện. Các ứng viên cấp độ PCC thành công sẽ thể hiện cách khai vấn/huấn luyện phù hợp với Bộ quy tắc Đạo đức của ICF và sẽ luôn nhất quán trong vai trò của một huấn luyện viên - một người coach - một nhà khai vấn.
Năng lực 2: Thể hiện tư duy coaching
Thể hiện tư duy coaching – một tư duy cởi mở, tò mò, linh hoạt và lấy khách hàng làm trung tâm – là một quá trình đòi hỏi phải học hỏi và phát triển liên tục, thiết lập một phương pháp thực hành phản tư và chuẩn bị cho các phiên coaching. Những yếu tố này diễn ra trong suốt hành trình nghề nghiệp của một người coach và không thể nắm bắt đầy đủ trong một khoảnh khắc. Tuy nhiên, một số yếu tố nhất định của Năng lực này có thể được thể hiện trong một cuộc đối thoại coaching. Những hành vi cụ thể này được diễn đạt và đánh giá thông qua các PCC Markers sau: 4.1, 4.3, 4.4, 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 6.1, 6.5, 7.1 và 7.5.
Tương tự như các khía cạnh Năng lực khác, cần phải chứng minh được số lượng tối thiểu các điểm đánh dấu này để vượt qua đánh giá hiệu suất cấp độ PCC. Tất cả các yếu tố của Năng lực này cũng sẽ được đánh giá trong bài đánh giá bằng văn bản để cấp Chứng chỉ ICF.
Năng lực 3: Thiết lập và duy trì các thỏa thuận
3.1: Coach hợp tác với khách hàng để xác định hoặc xác nhận lại những gì khách hàng muốn đạt được trong phiên này.
3.2: Coach hợp tác với khách hàng để xác định hoặc xác nhận lại các thước đo thành công cho những gì khách hàng muốn đạt được trong buổi này.
3.3: Coach hỏi thăm hoặc khám phá những gì quan trọng hoặc có ý nghĩa đối với khách hàng về những gì họ muốn đạt được trong buổi này.
3.4: Coach hợp tác với khách hàng để xác định những gì khách hàng tin rằng họ cần giải quyết để đạt được những gì họ muốn đạt được trong buổi này.
Năng lực 4: Nuôi dưỡng sự tin tưởng và sự an toàn
4.1: Coach thừa nhận và tôn trọng tài năng, hiểu biết sâu sắc và công việc độc đáo của khách hàng trong quá trình coaching.
4.2: Coach thể hiện sự ủng hộ, đồng cảm hoặc quan tâm đến khách hàng.
4.3: Coach thừa nhận và hỗ trợ khách hàng thể hiện cảm xúc, nhận thức, mối quan tâm, niềm tin hoặc gợi ý.
4.4: Coach hợp tác với khách hàng bằng cách mời khách hàng phản hồi theo bất kỳ cách nào đối với những đóng góp của Coach và chấp nhận phản hồi của khách hàng.
Năng lực 5: Duy trì sự hiện diện
5.1: Coach hành động để đáp lại toàn bộ con người của khách hàng (ai - who).
5.2: Coach hành động để đáp lại những gì khách hàng muốn hoàn thành trong suốt buổi này (cái gì - what).
5.3: Coach hợp tác với khách hàng bằng cách hỗ trợ khách hàng lựa chọn những gì sẽ xảy ra trong buổi này.
5.4: Coach thể hiện sự tò mò muốn tìm hiểu thêm về khách hàng.
5.5: Coach cho phép im lặng, tạm dừng hoặc suy ngẫm.
Năng lực 6: Lắng nghe tích cực
6.1: Các câu hỏi và quan sát của Coach được tùy chỉnh bằng cách sử dụng những gì Coach đã học được về khách hàng là ai hoặc tình huống của khách hàng.
6.2: Coach hỏi thăm hoặc khám phá những từ mà khách hàng sử dụng.
6.3: Coach hỏi thăm hoặc khám phá cảm xúc của khách hàng.
6.4: Coach khám phá sự thay đổi năng lượng, tín hiệu phi ngôn ngữ hoặc các hành vi khác của khách hàng.
6.5: Coach hỏi thăm hoặc khám phá cách khách hàng hiện đang nhận thức về bản thân hoặc thế giới của họ.
6.6: Coach cho phép khách hàng nói hết câu mà không ngắt lời trừ khi có mục đích huấn luyện được nêu rõ.
6.7: Coach phản ánh hoặc tóm tắt ngắn gọn những gì khách hàng đã truyền đạt để đảm bảo khách hàng hiểu rõ và rõ ràng.
Năng lực 7: Khơi dậy nhận thức
7.1: Coach đặt câu hỏi về khách hàng, chẳng hạn như cách suy nghĩ, cảm nhận, giá trị, nhu cầu, mong muốn, niềm tin hoặc hành vi hiện tại của họ.
7.2: Coach đặt câu hỏi để giúp khách hàng khám phá vượt ra ngoài suy nghĩ hoặc cảm nhận hiện tại của khách hàng để hướng đến những cách suy nghĩ hoặc cảm nhận mới hoặc mở rộng về bản thân họ (ai - who).
7.3: Coach đặt câu hỏi để giúp khách hàng khám phá vượt ra ngoài suy nghĩ hoặc cảm xúc hiện tại của khách hàng để tìm ra những cách suy nghĩ hoặc cảm xúc mới hoặc mở rộng hơn về tình huống của họ (cái gì - what).
7.4: Coach đặt câu hỏi để giúp khách hàng khám phá vượt ra ngoài suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành vi hiện tại hướng tới kết quả mà khách hàng mong muốn.
7.5: Coach chia sẻ — không ràng buộc — những quan sát, trực giác, bình luận, suy nghĩ hoặc cảm xúc và mời khách hàng khám phá thông qua lời mời bằng lời nói hoặc giọng điệu.
7.6: Coach đặt câu hỏi rõ ràng, trực tiếp, chủ yếu là câu hỏi mở, từng câu một, với tốc độ cho phép khách hàng suy nghĩ, cảm nhận hoặc phản ánh.
7.7: Coach sử dụng ngôn ngữ nói chung là rõ ràng và súc tích.
7.8: Coach cho phép khách hàng nói nhiều nhất.
Năng lực 8: Tạo điều kiện cho khách hàng phát triển
8.1: Coach mời hoặc cho phép khách hàng khám phá tiến trình hướng tới những gì khách hàng muốn đạt được trong phiên này.
8.2: Coach mời khách hàng nêu hoặc khám phá những điều khách hàng học được trong phiên này về bản thân họ (ai - who).
8.3: Coach mời khách hàng nêu hoặc khám phá những điều khách hàng học được trong phiên này về tình huống của họ (cái gì - what).
8.4: Coach mời khách hàng xem xét cách họ sẽ sử dụng những điều học được mới từ phiên coaching này.
8.5: Coach hợp tác với khách hàng để thiết kế suy nghĩ, phản ánh hoặc hành động sau phiên coaching.
8.6: Coach hợp tác với khách hàng để xem xét cách tiến về phía trước, bao gồm các nguồn lực, hỗ trợ hoặc các rào cản tiềm ẩn.
8.7: Coach hợp tác với khách hàng để thiết kế các phương pháp giải quyết tốt nhất cho chính họ.
8.8: Coach ăn mừng sự tiến bộ và học hỏi của khách hàng.
8.9: Coach hợp tác với khách hàng về cách họ muốn hoàn thành phiên coaching.
Nguồn tài liệu:
DỊCH BỞI YÊN COACHING SPACE, 26.11.2024
Comments